Hiệu quả phối giống nhân tạo trên gà tre giống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chúc Trinh Bạch Phạm, Ngọc Quí Phan, Phong Vũ Anh Tuấn Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2021

Mô tả vật lý: 69-74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444327

 Gà Tre là một giống gà được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Việc phối giống nhân tạo trên gà Tre chưa được nghiên cứu rộng rãi như gà Đông Tảo, gà Hồ,... Đề tài được tiến hành tại một trại chăn nuôi gà Tre giống từ tháng 3/2019 đến tháng 11/2019 nhằm đánh giá hiệu quả phối giống nhân tạo trên gà Tre. Kết quả cho thấy phối giống nhân tạo vào buổi chiều khác biệt rõ rệt với phối giống nhân tạo vào buổi sáng và phối giống tự nhiên về tỷ lệ trứng có phôi (P<
 0,05). Ngoài ra, kết quả về số tinh trùng tiến thẳng/ liều phối từ 100 đến 150 triệu tinh trùng cho tỷ lệ trứng có phôi trên 95% và khác biệt có ý nghĩa thống kê với liều phối 50 triệu tinh trùng (P<
 0,05). Hơn nữa, khoảng cách giữa 2 lần phối giống nhân tạo 3 ngày/lần và 5 ngày/lần cho tỷ lệ trứng có phôi 100% và khác biệt rõ rệt với khoảng cách 7 ngày/lần, 9 ngày/lần, 12 ngày lần và phối giống tự nhiên (P<
 0,05). Cuối cùng, hiệu quả kinh tế trong phối giống nhân tạo cho lợi nhuận cao hơn phối giống tự nhiên 500-600 VNĐ/quả trứng có phôi. Tóm lại, trong phối giống nhân tạo trên gà Tre nên thực hiện vào buổi chiều với 150 triệu tinh trùng/liều phối ở khoảng cách 5 ngày/lần.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH