Chọn tạo giống lúa có hàm lượng tinh bột kháng tiêu hóa cao

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Trâm Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 576.5 Genetics

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 45362

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444341

Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng cung cấp dinh dưỡng, carbohydrat và năng lượng cho nửa dân số thế giới. Thành phần chính trong hạt gạo là tinh bột, chiếm khoảng 90% khối lượng khô, trong đó nhiều nhất là tinh bột tiêu hóa (DS) và một phần nhỏ là tinh bột kháng tiêu hóa (RS). Chất lượng gạo phụ thuộc vào 2 thành phần tinh bột là hàm lượng amylose (AC) và hàm lượng RS, RS là phần tinh bột chống lại hoạt động của men tiêu hóa, đi xuống ruột già, bị vi khuẩn đường ruột làm lên men, tạo ra các axít béo chuỗi ngắn giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Hàm lượng RS ở lúa tương quan thuận với hàm lượng AC. Nghiên cứu nâng cao hàm lượng RS nội sinh trong lúa sẽ giúp ích cho việc cải tiến giống lúa. Một số phương pháp di truyền để tạo giống có hàm lượng RS cao đã sử dụng thành công như: sàng lọc giống có RS cao trong tập đoàn lúa địa phương, lại tạo, gây đột biến, chọn lọc cá thể và ức chế gen phân nhánh tinh bột Lập bản đồ nghiên cứu tương quan trên toàn bộ hệ gen lúa được triển khai đã phân lập và xác định được vị trí gen/QTLs kiểm soát RS trong cây lúa. Các công bố trong bài này cung cấp thêm thông tin về cơ sở di truyền của RS trong lúa, giúp phát triển các giống lúa có hàm lượng RS cao, chất lượng cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH