Biến chứng kỹ thuật tán sỏi qua da không mở thận ra da qua 5 năm thực hiện

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Viết Trung Đào, Cao Trí Dương, Thiên Phúc Hoàng, Hoàng Việt Nguyễn, Mạnh Linh Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 621-628

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444366

Mở thận ra da được xem như một trong các bước của kỹ thuật tán sỏi qua da (Percutaneous nephrolithotomy - PCNL). Tuy nhiên, trong những nằm gần đây, kỹ thuật này cũng có nhiều hướng phát triển mới. Một trong những hướng phát triển đó là xu hướng không mở thận ra da trong một số chỉ định cụ thể. Đặc biệt, nguyên tắc chính điều trị sỏi thận trong kỹ nguyên nội soi chính là việc tối đa tỷ lệ sỏi lấy được và tối thiểu hóa các bất lợi cho bệnh nhân. Bài báo này chúng tôi muốn đánh giá tỷ lệ biến chứng của kỹ thuật tán sỏi qua da không mở thận ra da bằng máy soi Miniperc PCNL trong 5 năm thực hiện từ 2018 đến 2022 theo thang điểm Clavien Dindo cải biên. Từ đó, khẳng định việc không mở thận ra da trong một số trường hợp là hoàn toàn khả thi.Đánh giá tỷ lệ biến chứng của kỹ thuật tán sỏi qua da không mở thận ra da bằng máy soi Miniperc PCNL theo thang điểm Clavien Dindo cải biên.Kỹ thuật tán sỏi qua da miniperc không mở thận ra da sau 5 năm thực hiện cho thấy có độ an toàn tốt trong một số chỉ định cụ thể và có thể ứng dụng thực tế trên lâm sàng mà không ngại làm tăng tỷ lệ biến chứng.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH