Phân tích lực va chạm bằng phương pháp Điểm vật liệu sử dụng hàm dạng B-spline

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Sìu Vẫy Lồ, Ngọc Minh Nguyễn, Thanh Nhã Nguyễn, Tích Thiện Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 669 Metallurgy

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kỹ thuật và Công nghệ (ĐHQG Tp.HCM), 2021

Mô tả vật lý: 722-730

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444390

Trong giải thuật MPM, các điểm vật liệu được xây dựng trong một trường vận tốc đơn trị nên sự tương tác/tiếp xúc không trượt giữa các vật thể tự động được thỏa mãn mà không cần sử dụng giải thuật tiếp xúc. Tuy nhiên, trong một số bài toán va chạm và đâm xuyên, điều kiện tiếp xúc không trượt của MPM là không phù hợp và thậm chí có thể đem lại kết quả không hợp lý, vì vậy cần phải thêm vào MPM một giải thuật tiếp xúc thích hợp để giải quyết hạn chế này. Trong bài báo này, sự thay đổi của lực tiếp xúc theo thời gian gây ra do va chạm được nghiên cứu. MPM sử dụng hàm dạng Lagrange nên gây ra hiện tượng ``cell-crossing'' khi một điểm vật liệu di chuyển từ một ô này sang ô khác. Bản chất của hiện tượng này là do sự không liên tục của gradient của hàm dạng tuyến tính. Độ chính xác của kết quả vì thế cũng bị ảnh hưởng. Trong nghiên cứu này, MPM với hàm B-spline bậc cao được sử dụng để tránh hiện tượng ``cell-crossing''. BSMPM sử dụng hàm dạng B-spline bậc cao để đảm bảo rằng đạo hàm của hàm dạng là liên tục, do đó giảm được sai số. Giải thuật của MPM và BSMPM có một số khác biệt trong việc xác định lưới tính toán. Vì vậy, giải thuật tiếp xúc của MPM cần được hiệu chỉnh phù hợp để có thể sử dụng cho BSMPM. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xây dựng một giải thuật tiếp xúc phù hợp cho BSMPM và sử dụng nó để khảo sát lực tiếp xúc gây ra bởi va chạm. Một vài ví dụ số được trình bày trong bài báo này, sự va chạm của hai đĩa tròn đàn hồi và sự va chạm của một đĩa tròn mềm vào một khối chữ nhật cứng hơn. Các kết quả về lực tiếp xúc thu được đều được so sánh với các kết quả từ phần tử hữu hạn và đều phù hợp, sự bảo toàn năng lượng của hệ cũng được xem xét.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH