Bệnh lao là bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, trong khi Chương trình chống lao quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong phát hiện và điều trị bệnh lao. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ vi khuẩn trong đờm trước điều trị và tính nhạy cảm của chủng vi khuẩn M. tuberculosis phân lập từ bệnh nhân lao phổi AFB(+) không đa kháng thuốc đối với các thuốc thuốc chống lao hàng một
đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả MGIT sau 8 tuần đầu điều trị thuốc chống lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát phân tích thực hiện ở 128 bệnh nhân lao phổi AFB(+) không đa kháng thuốc về mức độ vi khuẩn trong đờm trước điều trị bằng phương pháp soi trực tiếp, tính nhạy cảm của vi khuẩn M.tuberculosis phân lập từ đờm của bệnh nhân bằng phương pháp Loewenstein - Jensen. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả MGIT dương tính sau 2 tháng điều trị bằng phương pháp hồi quy logistics đa biến. Kết quả: hầu hết bệnh nhân có mức độ AFB 1+ trở lên, phần lớn ở mức AFB2+ và 3+
tỷ lệ kháng thuốc bất kỳ cao và kháng chủ yếu SM và INH
tỷ lệ kháng thuốc ở thể lao tái trị cao hơn so với lao mới. Mức độ tổn thương Xquang và mức độ vi khuẩn trong đờm trước điều trị lớn là các yếu tố liên quan đến kết quả MGIT dương tính sau 8 tuần đầu điều trị.