Hiện trạng khai thác và nguồn lợi ốc cà na (Tomlinia frausseni Thach, 2014) khu vực biển ven bờ tỉnh Trà Vinh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Cẩm Hà Lê, Thị Thu Thảo Ngô, Văn Tú Nguyễn, Văn Tiến Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 219-228

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444513

Tomlinia frausseni Thach, 2014 - ốc Cà na, loài có giá trị làm thực phẩm, phân bố chủ yếu ở khu vực vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu hiện trạng khai thác ốc Cà na khu vực biển ven bờ tỉnh Trà Vinh được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 thông qua phỏng vấn trực tiếp 42 ngư dân về khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính và những khó khăn, thuận lợi. Nguồn lợi ốc Cà na được ước tính dựa trên phương pháp Sản lượng-Cường lực khai thác (Catch-Effort methods) trong khoảng thời gian từ 12 tháng 5 đến 19 tháng 9 năm 2019. Kết quả cho thấy nghề khai thác ốc bắt đầu từ năm 2011, mùa vụ khai thác từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch, và khu vực khai thác chính tại vùng biển ven bờ. Phương thức khai thác chủ yếu là sử dụng bẫy lồng với công suất tàu trung bình 31,36 ± 2,23 CV và trọng tải trung bình 2,85 ± 0,13 tấn/tàu. Sản lượng khai thác trung bình năm đạt 6.432,74 ± 207,98 kg. Tổng chi phí trung bình cho một chuyến đi biển 1,33 ± 0,03 triệu đồng và tổng doanh thu 1,87 ± 0,10 triệu đồng. Tỉ suất lợi nhuận của nghề là 0,40 ± 0,07 triệu đồng cho một chuyến biển. Nguồn lợi ốc Cà na vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh là 73.904 ± 6.684 kg (95% CI: 59.802, 88.006 kg) với hệ số hiệu quả đánh bắt 9,894*10- 4 (95%CI: 6,218*10-4 , 13,570*10 -4 ). Kết quả của nghiên cứu này là dữ liệu cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm sinh học và sinh thái của ốc Cà na tại khu vực vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH