Bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng tin nhắn điện thoại trong hỗ trợ tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Tâm Nguyễn, Trung Anh Nguyễn, Hữu Ánh Tạ, Thị Thanh Huyền Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội), 2022

Mô tả vật lý: 121-126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444599

 Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc được thực hiện 09/2020 đến tháng 10/2021 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị ngoại trú có tình trạng tuân thủ điều trị thuốc trung bình/kém theo thang điểm Morisky (≤ 7 điểm) được tuyển vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: (1) Nhóm can thiệp được nhận điều trị thường quy, khám lại hàng tháng, nhận tin nhắn hàng tuần nhằm nhắc nhở tuân thủ dùng thuốc và cung cấp thông tin cho bệnh nhân
  (2) Nhóm chứng nhận điều trị thường quy. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian theo dõi là 6 tháng trên 130 bệnh nhân. Can thiệp bằng tin nhắn điện thoại giúp làm tăng rõ rệt sự tuân thủ điều trị COPD ở nhóm can thiệp (tăng điểm Moisky từ 5,7 lên 7,2 điểm) so với nhóm chứng (điểm Morisky có xu hướng giảm). Thêm vào đó, ở nhóm can thiệp các biểu hiện lâm sàng của bệnh, đánh giá bằng thang điểm MMRC (giảm từ 1,7 tại T0 xuống 1,5 điểm tại T6, p <
  0,05) và thang điểm CAT (giảm từ 17,8 tại T0 xuống 14,8 điểm tại T6, p <
  0,001) cũng cho thấy sự cải thiện ở thời điểm sau so với trước can thiệp. Sau sáu tháng can thiệp bằng gửi tin nhắn hàng tuần tình trạng tuân thủ điều trị bệnh COPD và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Nên áp dụng biện pháp hỗ trợ về công nghệ thông tin này trên lâm sàng giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH