Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chất lượng cuộc sống người bệnh hậu Covid 19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thế Tiến Đinh, Thị Thúy Lan Nguyễn, Thị Vân Nguyễn, Văn Tuấn Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 189-198

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444648

 Bước đầu đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp và ảnh hưởng của chúng đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh hậu covid 19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh khám hậu COVID 19 tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu người bệnh tới khám từ 24/1/2022 đến 15/3/2022. Kết quả: 698 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 41,3 tuổi, nữ giới: 62,4%. Tỉ lệ từng mắc COVID mức độ nhẹ hoặc trung bình: 74,2%, mức độ từ nặng đến nguy kịch: 25,8%. Thời gian bị bệnh trung bình 10,4 ± 6,02 ngày. Thời gian trung bình tới khám sau khi kết thúc cách ly 22,4 ngày. Triệu chứng khó chịu nhất: mệt mỏi (89,4%), ho (43,6%)
  tức ngực, nặng ngực (21,1%)
  hụt hơi (20,9%), mất ngủ (8,9%). Ferritin và d-dimer của nhóm nhập viện cao hơn đáng kể so với nhóm điều trị tại nhà, nhóm nhập viện có 62% có tổn thương phổi mô kẽ, nhóm tại nhà: 19,1% (p<
 0,05). Người bệnh chủ yếu gặp các vấn đề như lo lắng, u sầu (47,5%) và cảm giác đau, khó chịu (54%). Kết luận: Các triệu chứng thường gặp sau COVID 19 là mệt mỏi, ho, tức ngực, hụt hơi, mất ngủ. Người bệnh nhóm đã từng nhập viện có chỉ số d-dimer, ferritin và tổn thương phổi nhiều hơn đáng kể. Chỉ số chất lượng cuộc sống là 0,856.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH