Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm (1) mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và (2) phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP). Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4%), phổ biến nhất là viêm độ 1 (21,3%) và độ 2 (8,5%)
số ít có viêm độ 3 (0,6%)
không phát hiện viêm độ 4 hoặc độ 5. Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị. Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao ( ≥ 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được đặt tại khoa cấp cứu, vị trí đặt ở cánh tay
bên cơ thể liệt, cỡ kim lớn (18G), sử dụng thiết bị kết nối. Nguy cơ tương đối phát sinh viêm tĩnh mạch khi kim luồn tĩnh mạch ngoại biên đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với khuỷu tay.