Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tính chất ngập nước và di động của đất cát đến độ giàu loài (S), độ đa dạng Simpson (1-D) và thành phần loài của thực vật có hoa ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Thành phần loài được điều tra bằng 455 ô tiêu chuẩn kích thước 100m2được thiết lập ngẫu nhiên ở thảm thực vật tự nhiên. Sự khác biệt về thành phần loài và các chỉ số đa dạng giữa các sinh cảnh được đánh giá bằng phân tích đa biến hoán vị (PERMANOVA), phântích tỉ lệ phần trăm giống nhau(SIMPER) và phân tích phương sai (ANOVA) post-hoc test Tukey.Kết quả nghiên cứu thể hiện các chỉ số đa dạng và thành phần loài khác nhau có ý nghĩa giữa các sinh cảnh đất cát cố định, ngập nước và di động. Độ đa dạng và độ giàu loài trên toàn thảm thực vật tự nhiên tương ứng 311 loài và 0,92. Các chỉ số đa dạng trung bình khác nhau có ý nghĩa và tăng dần từ đất cát di động(S = 3,74, 1-D = 0,31)đến đất cát ngập nước(S = 6,69, 1-D = 0,5), đất cát cố định(S = 15,11, 1-D = 0,7). Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phục hồi thảm thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị.