Hiện nay ứng dụng men vi sinh giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát một số bệnh truyền nhiễm trêntôm đã góp phần giảm thiểu bùng phát dịch bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khả năng ức chế củaBacillus (B1, S5) và Streptomyces X285 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng(Litopenaeus vannamei). Kết quả ghi nhận, bổ sung 105 CFU/mL Bacillus và Streptomyces định kỳ 2 lần/tuầndẫn đến tỷ lệ sống của tôm cao hơn so với nhóm đối chứng và tỷ lệ bao hộ (RPS) là trên 70% sau 10 ngày gâynhiễm V. parahaemolyticus trong điều kiện in vivo. Hơn nữa, nghiên cứu tương tự đã được ứng dụng ở quymô ao (600-700 m²), tôm được nuôi và theo dõi trong 120 ngày tại tỉnh Sóc Trăng. Bổ sung chế phẩm sinhhọc bao gồm Bacillus và Streptomyces 2 lần/tuần, có thể kiểm soát V. parahaemolyticus. Hơn nữa, các chỉsố môi trường nitrit, amonia đều tăng nhưng trong khoảng cho phép nuôi tôm nước lợ QCVN 02-19: 2014 /BNNPTNT. Mặt khác, ao đối chứng khi sử dụng chế phẩm vi sinh thương mại đã không mang lại hiệu quả vàđược thu hoạch sớm vào 45 ngày nuôi vì AHPND.