Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, xác định tỷ lệ đáp ứng sau điều trị ung thư lưỡi, đánh giá tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm sau điều trị. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân ung thư lưỡi tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2020. Số liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Tuổi trung vị: 56 tuổi
tỉ số nam/nữ = 2,3/1. Đa số có triệu chứng vết loét ở lưỡi có hoặc không kèm đau (87%)
loét nằm ở vị trí bờ lưỡi 83%. Khoảng 65% trường hợp phát hiện ở giai đoạn tiến xa. Chỉ định điều trị: Phẫu thuật đơn thuần (23%), xạ trị triệt để đơn thuần (21%), phẫu thuật + xạ trị bổ trợ (25%). Tỷ lệ đáp ứng sau điều trị 52,6%
tiến triển 39% và tái phát 3,7%. Trung vị thời gian theo dõi 20 tháng. Kiểm soát tại chỗ - tại 2 năm sau điều trị là 40%
trong đó phẫu thuật có tỷ lệ kiểm soát cao nhất (72%). Khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm giữa giai đoạn I-II và giai đoạn III-IV, p<
0,05. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân ung thư lưỡi được chẩn đoán giai đoạn muộn. Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm sau điều trị ung thư lưỡi thấp, trong đó phẫu thuật có tỷ lệ kiểm soát cao nhất (72%). Cần điều trị kết hợp đa mô thức và đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và triệt để hơn.