Bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn trong tim thể tắc nghẽn: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Duyên Mai, Lý Thịnh Trường Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 211-215

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444719

Đánh giá kết quả trung hạn sau phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái đối với các bệnh nhân bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể trong tim có tắc nghẽn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành với các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bất thường trở về các tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể trong tim có tắc nghẽn được phẫu thuật sửa chữa hai thất tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 5 năm 2017. Kết quả: Có tổng số 17 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 12/5. Tuổi trung bình khi phẫu thuật của các bệnh nhân là 97.7 ± 67.8 ngày, cân nặng trung bình của các bệnh nhân là 4.5 ± 0.9kg, diện tích da cơ thể trung bình là 0.27 ± 0.1 m2. Có 2 bệnh nhân (11.8%) có tình trạng sốc tim khi nhập viện, 15 bệnh nhân (88.2%) có suy hô hấp trước khi tiến hành phẫu thuật, và 6 bệnh nhân (35.3%) cần thở máy trước phẫu thuật. Thủ thuật phá vách liên nhĩ trước phẫu thuật được tiến hành trên 4 trường hợp (23.5%) nhằm ổn định huyết động của bệnh nhân. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 56.3 ± 32.2 phút, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 84.7±38.9 phút. Có 2 bệnh nhân (11.8%) có tổn thương hẹp tại vị trí hợp lưu các tĩnh mạch phổi đổ vào xoang vành cần phải mở rộng lỗ đổ vào xoang vành và sử dụng kỹ thuật sutureless nhằm mở rộng miệng nối, 15 trường hợp (88.2%) còn lại được áp dụng kỹ thuật kinh điển cắt nóc xoang vành và vá lại lỗ thông liên nhĩ. Có 4 bệnh nhân (23.5%) có nhịp chậm xoang sau phẫu thuật cần tạo nhịp nhĩ tạm thời, và 1 bệnh nhân có tình trạng cung lượng tim thấp sau phẫu thuật. Thời gian thở máy trung bình sau phẫu thuật là 18.1 ± 27.7 giờ, có 1 bệnh nhân (5.9%) tử vong sau phẫu thuật và cũng là bệnh nhân cần mổ lại sớm do hẹp miệng nối tĩnh mạch phổi sau phẫu thuật. Kết quả khám lại ở các bệnh nhân sống sót sau phẫu thuật cho thấy các bệnh nhân đều ổn định và 1 bệnh nhân có hẹp nhẹ các tĩnh mạch phổichưa cần phải mổ lại.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH