Khảo sát thực trạng phân lập vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tại Bệnh viện Quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bá Tùng Đỗ, Thị Thanh Hương Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 97-101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444729

 Xác định được mức độ đề kháng của vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện giúp cho việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị được hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí kháng sinh tại bệnh viện, cho thấy sự cần thiết khảo sát thực trạng phân lập vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Các chủng vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện Quận 2, TPHCM từ tháng 1-12/2020, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Phân lập được 14 chủng vi khuẩn Gr (-) và 8 chủng vi khuẩn Gr (+) từ 653 mẫu của chủ yếu 06 khoa lâm sàng, trong đó E.Coli 22,2%
  Staphylococcus aureus 20,8%
  Acinetobacter spp 12,3%. E.Coli kháng các kháng sinh ampicillin (100%)
  nalidixic acid (91,5%)
  Bactrim (92,7%)
  cefuroxim (75%)
  cefotaxime và ceftriaxone (72%), ciprofloxacin (72,7%). Acinetobacter spp đã kháng cao một số kháng sinh cefalosporin thế hệ 3 và 4
  imipenem (70,9%)
  gentamycin (75%). Staphylococcus aureus kháng cao với hầu hết các kháng sinh: penicillin (100%)
  erythromycin (93,4%)
  clindamycin (92,9%)
  azithromycin (91,9%)
  Bactrim (87,3%). Kết luận: Các vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện phân lập được gồm: E.Coli, Staphylococcus aureus, Acinetobacter spp. Các vi khuẩn phân lập được đã kháng với nhiều kháng sinh thường dùng với tỷ lệ khác nhau. Vi khuẩn Gr (-) Acinetobacter đã kháng imipenem với tỷ lệ cao. Xuất hiện chủng vi khuẩn Gr (+) kháng vancomycin, linezolid.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH