Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ngón một bàn tay bằng vạt liên cốt mu tay thứ nhất

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chất Lê, Thanh Tùng Nguyễn, Văn Phú Nguyễn, Vũ Hoàng Nguyễn, Văn Tuấn Trình

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 107-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444737

Đánh giá kết quả sử dụng vạt động mạch liên cốt mu tay thứ nhất để che phủ khuyết hổng phần mềm ngón I bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm ngón I bàn tay được điều trị chuyển vạt liên cốt mu tay thứ nhất tại bệnh viện Trung ương Thái nguyên từ tháng 1/2018 - 6/2022. Vạt được thiết kế ở mu đốt 1 ngón II và khớp bàn ngón II với sự cấp máu của động mạch liên cốt mu tay thứ nhất tách ra ở động mạch quay ở hố lào. Đi cùng động mạch có 2 tĩnh mạch. Thần kinh cảm giác của vạt là nhánh cảm giác tách ra từ dây thần kinh quay. Kết quả: Kết quả gần 27/31 bệnh nhân vạt sống hoàn toàn chiếm 87.1%, 3 bệnh nhân vạt sống nhưng bong tróc lớp thượng bì chiếm 9.7%, 1 bệnh nhân vạt sống hoại tử 1 phần chiếm 3.2%, không có trường hợp nào vạt chết. Nơi cho vạ được ghép da dày, đều liền kì đầu tại nơi cho vạt. Kết quả xa: Chúng tôi theo dõi 30 vạt, thời gian theo dõi tối thiểu trên 3 tháng. Kết quả vạt và nơi nhận vạt tất cả đều tốt 28/30 bệnh nhân, kết quả vừa 2 bệnh nhân. Vận động ngón I rất tốt 4 bệnh nhân, tốt là 26. Màu sắc của vạt chuyển phù hợp với vùng nhận là 29, không phù hợp có 1 bệnh nhân. Độ dày vạt phù hợp là 29, không phù hợp có 1 trường hợp chiếm. Kích thước vạt được thiết kế từ 2x3cm đến 2.5x4cm. Kết luận:Vạt động mạch liên cốt mu tay thứ nhất có độ tin cây cao, kết quả điều trị tốt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH