Mô hình hoá động thái năng suất trứng cộng dồn của gà Mía bằng hàm hồi quy phi tuyến tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Đoàn Bùi, Đức Lực Đỗ, Xuân Bộ Hà, Anh Tuấn Hoàng, Hoàng Thịnh Nguyễn, Kim Đăng Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 1111 - 1118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444762

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hàm hồi quy phi tuyến tính phù hợp để ước tính năng suất trứng cộng dồn, số trứng/mái/tuần của gà Mía. Thí nghiệm được tiến hành tại Xí nghiệp Chăn nuôi gà Mía Hadinco, thị xã Sơn Tây, Hà Nội từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 và theo dõi năng suất trứng cộng dồn từ tuần tuổi 23 (tuần đẻ 0) đến tuần tuổi 74 (tuần đẻ 51). Tổng số 9 hàm hồi quy phi tuyến tính (von Bertalanffy, Bridge, Janoschek, Gompertz, Logistic, Lopez, Monomoleucular, Richards và Weibull) được sử dụng để mô tả động thái năng suất trứng cộng dồn của gà Mía, từ đó chọn ra hàm phù hợp nhất. Năng suất trứng cộng dồn của gà Mía đến 52 tuần đẻ đạt 85,98 quả và số trứng/mái/tuần của gà Mía đạt cao nhất ở tuần đẻ thứ 9 (2,57 quả/mái/tuần). Hàm Lopez là hàm tốt nhất để mô tả động thái năng suất trứng cộng dồn của gà Mía vì có hệ số xác định cao nhất (R2 = 99,91%) và các giá trị AIC (377,74), BIC (392,99), SER (0,45) thấp nhất. Hàm Lopez là phù hợp nhất trong việc mô tả năng suất trứng cộng dồn của gà Mía. Có thể áp dụng hàm Lopez để dự đoán năng suất trứng cộng dồn, số trứng/mái/tuần của những giống gà bản địa khác có năng suất trứng tương tự với gà Mía.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH