Liệu loại hình nghiên cứu có ảnh hưởng khác nhau trong nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kim Nhung Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu chính sách và quản lý - Đại học Quốc gia Hà Nội; ISSN, 2023

Mô tả vật lý: 80 - 93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444763

Nghiên cứu đã làm rõ sự khác biệt của loại hình nghiên cứu khoa học trong mối quan hệ của ba thành phần của lý thuyết kỳ vọng (kỳ vọng, phương tiện, giá trị) đối với động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Việt Nam. Kết quả xử lý dữ liệu từ 475 mẫu khảo sát bằng kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), có sử dụng phân tích đa nhóm cho thấy hai nhóm loại hình nghiên cứu là công bố quốc tế (CBQT) và công bố trong nước (CBTN) có ảnh hưởng khác nhau trong mối quan hệ của kỳ vọng, phương tiện, giá trị đến động lực nghiên cứu. Động lực CBQT thấp hơn động lực CBTN. Các biến "phương tiện bên ngoài", "giá trị bên ngoài" và "giá trị bên trong" đều không ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu trong CBQT và CBTN. Biến "phương tiện bên trong" tác động tích cực đến động lực nghiên cứu trong CBQT và CBTN. Tuy nhiên, đối với hoạt động CBQT thì "kỳ vọng" tác động ngược chiều với động lực nghiên cứu trong khi biến này lại tác động tích cực đến động lực nghiên cứu trong các hoạt động CBTN. Đây cũng là điểm khác biệt so với nhiều nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới. Các biện pháp tăng cường động lực nghiên cứu cho các trường đại học được đề xuất, đặc biệt trong việc đẩy mạnh CBQT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH