Trong chế biến thủy sản, nước thải sơ chế tôm chứa nhiều nitrogen dưới dạng ammonium, nitrite và nitrate. Hàm lượng nitrogen còn thừa trong nước thải là nguyên nhân gia tăng các hợp chất có hại cho thủy sản. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sơ chế tôm được tiến hành trên hai mô hình xử lý nước thải IFAS: mô hình có chủng vi khuẩn nitrate hóa Pseudomonas aeruginosa ĐTW3.2 và mô hình đối chứng không chủng vi khuẩn. Với nước thải trước xử lý có nồng độ COD trong khoảng 754,93 ± 94,69 mg/L
BOD5 584,67 ± 17,17 mg/L và N-NH4 + 16,5 ± 1,24 mg/L thì mô hình IFAS có chủng dòng vi khuẩn nitrate hóa Pseudomonas aeruginosa ĐTW3.2 đạt hiệu suất xử lý COD
BOD5 và N-NH4 + lần lượt là 95,18%
96,78% và 96,2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<
0,05) so với mô hình IFAS đối chứng sau ba ngày khảo sát.