Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 384 người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau từ tháng 11/2020 đến 05/2021 trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận lọc máu - Bệnh viện đa khoa Cà Mau bệnh viện đa khoa Cà Mau. Mục tiêu (1) Xác định tỷ lệ biến chứng trong lọc máu và yếu tố liên quan (2) Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Cà Mau. Số liệu thu thập được là bệnh án nghiên cứu về biến chứng của người bệnh trong buổi lọc máu chu kỳ và chăm sóc, tư vấn cho người bệnh. Kết quả: nam cao hơn nữ. Chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 36-59, thấp nhất thuộc nhóm tuổi 18-35. Hầu hết là hộ nghèo chiếm 84,4%, tiếp đến hộ nghèo (10,9%). Hầu hết NB bị bệnh lớn hơn 3 năm chiếm 94,8%, dưới 3 năm chỉ có 5,2%. Có biến chứng tụt huyết áp: chiếm tỷ lệ cao nhất vào giờ thứ 3 (20,8%), tiếp đến giờ thứ 2 (3,9%), giờ 1 không có (0,0%), sau lọc là 2,6%. Cả chu kỳ có biến chứng tụt huyết áp chiếm 27,3%. Có hỏng FAV trong lọc máu chỉ chiếm 0,3 ở giờ thứ 3 và sau lọc chiếm 6,3%, tính cả chu kỳ chiếm 6,5%. Tỷ lệ có biến chứng trong buổi lọc máu chu kỳ chiếm 37% và kèm theo các triệu chứng của biến chứng như da ẩm lạnh, vã mồ hôi: vào giờ thứ 3 và sau lọc đồng chiếm 19,5%, chuột rút: tỷ lệ cao nhất vào giờ thứ 3 (20,1%), sau lọc chiếm 6,5%. Buồn nôn, nôn: chỉ có ở giờ thứ 3(15,6%) và sau lọc (1,6%), hoa mắt, chóng mặt: chiếm nhiều ở giờ thứ 3(19,5%) và sau lọc (3,1%), đau bụng, đi ngoài: giờ 1 và 2 đồng chiếm 3,6%, giờ 3 (3,4%), và sau lọc (3,9%)