Trong nội dung giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông (2018), bên cạnh các môn học bắt buộc và tự chọn còn có hoạt động giáo dục bắt buộc là Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông). Để triển khai có hiệu quả nội dung giáo dục này, bên cạnh việc rèn luyện các năng lực sư phạm truyền thống là năng lực dạy học và năng lực giáo dục, sinh sư phạm cần được rèn luyện thêm năng lực mới là năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Trên cơ sở phân tích, so sánh và khái quát hóa các nghiên cứu liên quan, bài viết đề xuất khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm gồm ba tiểu năng lực gồm (1) năng lực lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, (2) năng lực triển khai hoạt động trải nghiệm và (3) năng lực đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, 8 năng lực thành phần và 42 chỉ bảo. Khung năng lực tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho sinh viên sư phạm được đề xuất góp phần cải tiến chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong các trường đại học sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29/NQ-TW (2013) tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI).