Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai thương tích của trẻ dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội năm 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thăng Chu, Thị Kim Dung Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022

Mô tả vật lý: 74-82

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444880

 Mục tiêu nghiên cứu: mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích (TNTT) của trẻ dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 901 gia đình có trẻ dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2020. Kết quả nghiên cứu: Về thực trạng: Tỷ lệ TNTT là 14,77%. Đa số TNTT ở trẻ 2 tuổi chiếm 40,53%. Nguyên nhân hàng đầu là do: Ngã/té (41,05%)
  vật sắt nhọn (14,74%) và bỏng (12,63%). Thời điểm trẻ hay xảy ra TNTT chủ yếu từ 6 giờ đến 12 giờ (45,79%) và 12 giờ đến 18 giờ (34,74%). TNTT là vô ý do bản thân trẻ tự gây ra chiếm 62,11%. 97,4% trẻ được sơ cứu trong vòng 30 phút sau khi xảy ra tai nạn. Về mối liên quan: Người chăm sóc trẻ có giới tính nam có nhiều nguy cơ khiến trẻ mắc TNTT cao gấp 1,46 lần so với người chăm sóc trẻ là nữ. Người chăm sóc trẻ học hết bậc Đại học/ cao đẳng/ trung cấp có nguy cơ khiến trẻ mắc TNTT thấp hơn 8,85 lần so với người dân không được đi học (OR: 8,85, 95%CI: 1,92 - 40,88). Trẻ nam có nguy cơ mắc TNTT cao gấp 1,47 lần so với trẻ nữ (OR:1,47, 95%CI: 1,08 - 2,00), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05. Kết luận: Tỷ lệ tai nạn thương tích còn khá cao 14,77%, đa số các trẻ bị tai nạn thương tích do bản thân gây ra vào thời điểm ít có người chăm sóc tại nhà. Trình độ học vấn, giới của người chăm sóc, giới của trẻ có mối liên quan đến nguy cơ TNTT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH