Đa dạng sinh kế với khả năng phục hồi sau sự cố ô nhiễm môi trường biển Formosa 2016 đối với ngư dân khai thác thủy sản gần bờ tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Truyền Nguyễn, Viết Tuân Nguyễn, Cao Úy Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.956 *Fishes

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 2075-2084

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444883

Nghiên cứu này xem xét vai trò của đa dạng sinh kế đến "năng lực chống chịu" của hộ khai thác thủy sản biển ven bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa năm 2016. Năng lực chống chịu của hộ được thể hiện thông qua mức độ tác động của sự cố và sự phục hồi sau sự cố. Các hộ được chọn nghiên cứu là hộ khai thác thủy sản biển gần bờ tỉnh Thừa Thiên Huế gồm nhóm chuyên khai thác thủy sản (KTTS) không đa dạng và nhóm KTTS đa dạng sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian ảnh hưởng của sự cố đến nhóm hộ chuyên KTTS dài hơn nhóm hộ KTTS đa dạng sinh kế. Mặc dù giá trị thiệt hại về thu nhập của nhóm hộ KTTS đa dạng sinh kế cao hơn (khoảng 307,53 triệu đồng), nhưng tỷ lệ thiệt hại so với thu nhập của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ chuyên KTTS (107,1% so với 123,31%). Sau 30 tháng, nhóm KTTS đa dạng sinh kế có quá trình phục hồi tốt hơn với tỷ lệ giá trị thu nhập phục hồi khoảng 77,88%, cao hơn khoảng 10% so với nhóm còn lại. Đa dạng sinh kế của hộ KTTS được xem là yếu tố ảnh hưởng tích cực nâng cao năng lực chống chịu của hộ đối với sự cố môi trường và phục hồi các hoạt động sinh kế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH