Nghiên cứu chuyển mã (code switching) như chiến lược giao tiếp của người học tiếng Đức tại TP. Hồ Chí Minh - Trường hợp các lớp tiếng Đức ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thiên Sa Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 400 Language

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1090-1101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444907

Hiện tượng chuyển mã - sử dụng xen kẽ nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp (Myers-Scotton, 2006) - đã được nghiên cứu và tranh luận nhiều trong lĩnh vực ngôn ngữ học và giáo dục. Trong các lớp học ngoại ngữ, việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ nào không chỉ có liên quan đến phương pháp giảng dạy mà còn thể hiện diễn ngôn lớp học. Tuy nhiên, ngay cả trong những lớp học chỉ sử dụng ngôn ngữ đích (target language), cả người dạy và người học đều vẫn chuyển mã với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học và xã hội học gần đây xem sự pha trộn ngôn ngữ này như một công cụ giao tiếp và tranh luận rằng nó có thể hỗ trợ người học trong quá trình học ngoại ngữ. Nghiên cứu của chúng tôi thu thập dữ liệu từ các lớp học tiếng Đức trình độ cao tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó những người tham gia sử dụng linh hoạt cả hai ngôn ngữ Việt và Đức để giao tiếp trong lớp học. Chúng tôi xem các lớp học trong nghiên cứu này như cộng đồng thực hành và sử dụng phương pháp phân tích đối thoại (conversation analysis) để phân tích chức năng của hiện tượng chuyển mã ở người học. Những phân tích này giúp chúng tôi có một cái nhìn cụ thể hơn về hành vi sử dụng đa ngôn ngữ của người học nói riêng và người đa ngữ nói chung. Từ đó, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận xem người học là đối tượng đa ngữ, đặt mục tiêu đào tạo người đa ngữ trong giảng dạy.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH