Chế tạo linh kiện nhạy quang vùng bước sóng uv bằng phương pháp dung dịch dựa trên tiếp xúc dị thể p-n từ các vật liệu TiO2, NiO và các-bon

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tùng Dương, Tiến Hà Lê, Duy Cường Nguyễn, Phương Nam Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 307-316

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444934

 Trong nghiên cứu này, linh kiện nhạy quang vùng bước sóng UV nhờ vào hiệu ứng quang dẫn của một số chất bán dẫn vùng cấm rộng như titan đioxit (TiO2), niken oxit (NiO) được chế tạo bằng phương pháp quay phủ dung dịch. Từ đó, linh kiện được hoàn thành có cấu trúc từ dưới lên trên lần lượt là FTO/TiO2/NiO/Cac-bon. Nguồn sáng Led có bước sóng 365 nm đã được sử dụng trong phép đo độ nhạy và đặc tính Vôn-Ampe (I-V) của linh kiện. Các kết quả đo của linh kiện hoàn chỉnh như: độ nhạy (Responsivity) đạt đến R=17,5 (tại 0V) và R=250 (tại 0,5V)
  chỉ số phát hiện (Detectivity) cũng rất cao với D=1013 Jones
  thời gian đáp ứng τr=0,35 s và thời gian suy giảm τf=0,3 s
  điện áp hở mạch Voc=0,45 V. Khả năng hoạt động thực tế của linh kiện được kiểm chứng bằng cách mắc nối tiếp với một mô-tơ (1 V và 30 mA). Tất cả các kết quả đã thu được cho thấy linh kiện mà nhóm chế tạo có độ nhạy cao có khả năng hoạt động tự cấp nguồn và quan trọng nhất là có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH