Nghiên cứu đặc điểm, kết quả sơ cứu ban đầu và điều trị thương tích do tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2020-2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Hải Nguyễn, Trung Kiên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 160-165

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444935

 Tai nạn giao thông trên thế giới và Việt Nam còn rất phổ biến, việc sơ cứu ban đầu còn hạn chế. Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm tai nạn giao thông đường bộ và đánh giá sơ cứu ban đầu, kết quả điều trị thương tích do tai nạn giao thông đường bộ. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 420 bệnh nhân tai nạn giao thông đường bộ tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Kết quả: tai nạn vào ban ngày là 57,4%, ban đêm là 42,6%. Phương tiện gây tai nạn phổ biến là mô tô (81,7%)
 xảy ra tại thành thị (63,3%) và nông thôn (36,7%)
  Xét nghiệm có 25,2% bệnh nhân có cồn trong máu. Tỷ lệ chấn thương chi (31,9%) và chấn thương đầu mặt cổ (30,7%). Mức độ nặng các thương tích: nhẹ (95,5%), trung bình (3,1%), nặng (1,4%). 36,9% bệnh nhân được sơ cứu tại hiện trường, kỹ thuật sơ cứu không tốt chiếm 69,0%. Bệnh nhân được sơ cứu đúng cách (17,4%), không đúng cách (82,6%). Đảm bảo an toàn khi vận chuyển là 51,0%. Điều trị nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (43,6%), phẫu thuật cấp cứu (14,5%). Kết quả điều trị khỏi 89,3%, tử vong 0,5%. Đánh giá kết quả điều trị thành công 94,5%, không thành công 5,5%. Kết luận: việc sơ cứu ban đầu nạn nhân tai nạn giao thông còn nhiều hạn chế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH