Thị trường tài chính làm nhiệm vụ kết nối giữa tiết kiệm giữa đầu tư nhằm đưa những nguồn lực nhàn rỗi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường tài chính phát triển có khả năng tạo ra chi phí giao dịch thấp cùng với các chính sách thương mại và hội nhập quốc tế, có thể là động lực phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 các quốc gia phải hướng tới sản xuất sạch hơn bằng cách sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giảm thiểu ô nhiễm và tạo lợi thế tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nghiên cứu đánh giá tác động của phát triển tài chính, thương mại, sử dụng năng lượng tái tạo lên tăng trưởng kinh tế thực hiện trong thời gian từ 1990 đến 2020. Sử dụng phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy (ARDL), nhằm đánh giá các tác động trong ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu cho rằng tồn tại tác động tích cực của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, khi phát triển tài chính thay đổi 1% sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế thay đổi 0.0524% trong ngắn hạn và 0.0082% trong dài hạn. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, sử dụng năng lượng tái tạo và độ mở thương mại không có tác động lên tăng trưởng, nhưng có thể xuất hiện những tác động tích cực khi sử dụng năng lượng tái tạo và tiêu cực của độ mở thương mại lên tăng trưởng trong dài hạn.