Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích thái độ xử trí ở những sản phụ có ối vỡ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 sản phụ có ối vỡ non tuổi thai từ 22 tuần trở lên từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021 tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ là 29,57 ± 5,38. Tỷ lệ ối vỡ non ở thai con so là 47,1% và giảm dần ở thai lần sau. Phần lớn sản phụ vào viện chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Không có sự khác biệt về giá trị bạch cầu và chỉ số nước ối giữa hai nhóm tuổi thai <
37 tuần và >
37 tuần. Tỷ lệ sinh mổ chiếm 34,1% ở nhóm thai non tháng và 52,6% ở nhóm thai đủ tháng. Có tương quan nghịch giữa tuổi thai và thời gian ối vỡ - sinh (r = 0,656
p = 0,000). Cân nặng trung bình trẻ được sinh ra ở nhóm <
37 tuần và >
37 tuần lần lượt là 2634 ± 432 gram và 3152 ± 274 gram. Nguy cơ nhiễm trùng ối tăng 8,4 lần khi ối vỡ >
48 giờ (OR 8,4, 95% CI 1,85 - 38,01, p = 0,007). Ngưỡng dự đoán nhiễm trùng ối của bạch cầu là 10,59 x 109/L (độ nhạy 90,9%, độ đặc hiệu 52,5% (p <
0,05)). Về phía con, phân tích hồi quy đa biến không cho thấy sự liên quan độc lập giữa suy hô hấp với mổ lấy thai, tuổi thai, nhiễm trùng ối và nhiễm trùng sơ sinh. Ngược lại, nhiễm trùng sơ sinh tăng lên ở nhóm có nhiễm trùng ối (OR 14,0, 95% CI 1,1 - 178,9, p = 0,014). Kết luận: Tuổi thai và các yếu tố liên quan có tương quan với hướng xử trí và kết cục thai kỳ trên những thai phụ có ối vỡ non. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ ý nghĩa thống kê.