Đánh giá một số khó khăn trong phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong. Thiết kế nghiên cứu: mô tả từng ca. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đại học y Hà Nội, Bệnh viên đa khoa Tâm anh. Thời gian nghiên cứu từ 2017 đến 2022. Bệnh nhân nghiên cứu: 31. Kết quả nghiên cứu: Chẩn đoán hình ảnh dị dạng tai trong cả ốc tai và tiền đình chiếm tỷ lệ 54,8% (17/31), dị dạng chỉ riêng phần tiền đình chiếm tỷ lệ 38,7% (12/31), chỉ dị dạng ốc tai loại thiểu sản type II còn tiền đình bình thường chiếm tỷ lệ 6,5% (2/31). Có 12/31 bệnh nhân không thấy dây ốc tai ở vị trí giải phẫu bình thường. Phẫu thuật: dây VII bất thường gặp 11/31 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,4%, ngách mặt hẹp <
2,5 mm gặp 12/31(38,7%) trường hợp, không thấy cửa sổ tròn có 9/31 trường hợp. Loại điện cực sử dụng 11/31 bệnh nhân sử dụng điện cực ngắn, đáp ứng thính giác(ART) 19/31 đáp ứng toàn bộ các điện cực khikích thích, 12/31 bệnh nhân đáp ứng không toàn bộ, trong số này có một trường hợp chỉ có 5 điện cực có đáp ứng. Kết luận: Phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong rất khó khăn vì thường kèm theo các dị dạng ở tai giữa, do đó tiềm ẩn gặp biến chứng nhiều. Không thấy dây ốc tai ở vị trí bình thường trên chẩn đoán hình ảnh, vẫn có thể phẫu thuật cấy ốc tai tùy từng trường hợp cụ thể.