Đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên lên sự phù hợp và thích nghi của các dự án chuyển đổi đất rừng khộp sang trồng cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chí Sỹ Phùng, chí Phát triển KH&CN Tạp, Công Tư Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường, 2018

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445163

 Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá cho thấy điều kiện khí hậu rừng khộp chưa thực sự phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây cao su. Đặc biệt có 1 số chỉ tiêu khá khắc nghiệt như: lượng mưa phân bố tập trung theo mùa, gây ẩm thấp, ngập úng trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô
  Nhiệt độ tối cao và tối thấp đều chạm ngưỡng giới hạn đối với yêu cầu của cây cao su. Phần lớn diện tích rừng khộp có thành phần cơ giới tầng mặt là cát hoặc cát pha, kết cấu đất rời rạc, nghèo mùn, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt nhanh, ở độ sâu cách mặt đất khoảng 20 - 40 cm là tầng kết vón và sỏi đá, bên dưới có tích sét, dễ gây úng cục bộ trong mùa mưa. Tỉ lệ diện tích đất rừng khộp thích hợp cây cao su khá thấp, trong đó chủ yếu là mức thích nghi S2 (thích nghi vừa) và S3 (thích nghi kém), không có diện tích thích nghi ở mức S1 (rất thích nghi). Trong 2 năm đầu sinh trưởng của cây cao su trên đất rừng khộp có xu hướng kém hơn cao su trên đất nương rẫy, đất khai phá từ rừng thường xanh, bán thường xanh...Từ năm thứ 3 trở đi sự khác biệt biểu hiện càng rõ hơn, theo đó, đường vanh cây cao su trên đất rừng khộp thấp hơn so với đất trồng cao su truyền thống ở cùng độ tuổi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH