Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cao cho thị trường lao động. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 thì nghề cơ điện tử là một bộ phận không thể thiếu của cuộc cách mạng công nghiệp đó. Hình thức đào tạo này giúp người học được tiếp cận công nghệ mới, nội quy quy chế của doanh nghiệp và còn được hưởng lương trong quá trình học tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn giải quyết được bài toán nhân lực thiếu hụt và phát hiện được những nhân tố tốt lựa chọn làm việc lâu dài cho đơn vị. Điều này làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu tổ chức hợp tác nhà trường - doanh nghiệp. Bài viết này đề cập đến bức tranh thực trạng hợp tác nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề cơ điện tử tại các trường cao đẳng và trung cấp thuộc Bộ Xây dựng thông qua việc khảo sát trực tiếp và đề xuất giải pháp cụ thể cho nhà trường và doanh nghiệp trong thời gian tới hướng tới có lợi cả nhà trường và doanh nghiệp và nâng cao trình độ kỹ năng, kiến thức và thái độ của sinh viên trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.