Một số đặc điểm đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Khiếu Lê, Hoàng Hương Nguyễn, Thế Anh Phạm, Việt Hà Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 15-24

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445188

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số 50 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được thiết lập (mỗi ô có diện tích 400 m2 (20 ´ 20 m)) và thu thập số liệu cho toàn bộ cây có chiều cao vút ngọn từ 2 m trở lên và đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên. Kết quả cho thấy, với bộ phận cây rừng có HVN ≥ 2 m, các giá trị chỉ số đa dạng loài (gồm số loài, chỉ số Shannon Wiener, chỉ số Simpson) cao nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm (với giá trị của các chỉ số này lần lượt là 24
  2,810
  0,866) và thấp nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 5 năm (12
  2,162
  0,847)
  theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cao hơn so với hai giai đoạn phục hồi sau 10 năm và 5 năm. Với bộ phận cây rừng có D1,3 ≥ 6 cm, các giá trị về chỉ số đa dạng loài ở giai đoạn phục hồi rừng sau 10 năm lần lượt là 16
  2,184
  0,841, ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm đã tăng lên lần lượt là 21
  2,759
  0,879
  theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cũng lớn hơn so với giai đoạn phục hồi sau 10 năm. Nhìn chung, có sự khác biệt về mức độ đa dạng loài cây của những loài có chiều cao Hvn ≥ 2 m và của bộ phận cây rừng có đường kính D1,3 ≥ 6 cm theo thời gian phục hồi, thời gian phục hồi càng lâu thì mức độ đa dạng loài càng cao, Tuy nhiên, mức độ đa dạng loài cây của các giai đoạn phục hồi vẫn nhỏ hơn so với rừng tự nhiên (đối chứng).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH