Đánh giá ảnh hưởng của công suất laser, vận tốc cắt và đường kính đầu cất đến độ nhám bề mặt rãnh cất, trên vật liệu skd11 khi gia công bằng laser

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Tuấn Hoàng, Giang Nam Lê, Trường Giang Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 621 Applied physics

Thông tin xuất bản: Cơ khí Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 63-69

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445191

Gia công laser là quá trình gia công không tiếp xúc cơ học trực tiếp giữa phôi và thiết bị cắt, khả năng bóc tách vật liệu dựa trên hiệu ứng nhiệt nên rất thích hợp để cắt các vật liệu kỹ thuật tiên tiến khó gia công bằng các phương pháp truyền thống. Tính năng quan trọng nhất của cắt laser là khả năng tạo ra nhiệt năng tập trung cao để thực hiện gia công nhanh và chính xác, tạo ra đường cắt hẹp, chất lượng tốt và vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ. Để đánh giá ảnh hưởng của các tham số đến độ nhám bề mặt rãnh cắt trên SKD11, các thông số: Công suất laser (P), vận tốc cắt (v) và đường kính đẩu cắt (d) đã được lựa chọn theo phương pháp thực nghiệm Taguchi. Kết quả cho thấy vận tốc cắt là yếu tố ảnh hưởng chính đến nhám bề mặt với 49,67%, tiếp theo là công suất laser với tỷ lệ là 26,36% và đường kính đầu cắt là 19,11%. Từ dữ liệu thực nghiệm, phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao được sử dụng để xây dựng mô hình toán học của hàm nhám bề mặt với công suất laser, vận tốc cắt, đường kính đẩu cắt. Kết quả xác nhận rằng ảnh hưởng của vận tốc cắt lớn hơn so với ảnh hưởng của công suất và đường kính đẩu cắt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH