Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của ung thư phổi tại khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện trung ương Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phước Thi Đoàn, Văn Tuân Nguyễn, Nguyên Cường Phạm, Đình Hưng Trần, Thị Phượng Hòa Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2020

Mô tả vật lý: 23-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445247

 Chẩn đoán và phân loại mô học ung thư phổi (UTP) trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những mẫu sinh thiết nhỏ. Do đó, việc sử dụng các dấu ấn hóa mô miễn dịch đặc hiệu để xác định chính xác các typ mô bệnh học, phản ánh được tiên lượng và chỉ định điều trị ung thư phổi là điều hết sức cần thiết. Đánh giá đặc điểm mô bệnh học ung thư phổi. Áp dụng sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch để phân loại ung thư phổi. Đối tượng nghiên cứu là 124 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6/2016 - 6/2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ: 2,45/1. Tuổi mắc bệnh trung bình là 54,16 ± 12
  nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50- 69 tuổi (58,07%), ít gặp ở tuổi dưới 40. UTBM không tế bào nhỏ chiếm 85,7%, trong đó, hai týp mô học thường gặp nhất là: UT biểu mô tuyến (46,77%), UT biểu mô gai (30,65%). UTBM tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ rất thấp (5,65%). Về sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch trong UTBM tuyến: CK7 (+): 98,28%
  TTF1(+): 96,55%
  CK5/6(-): 100%. Trong UTBM gai là: CK5/6(+): 92,11%. P63(+): 52,63%, TTF1(-): 100%
  Kết luận: Sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch như CK7, TTF1, CK5/6, P63 đế phân biệt tế bào u biệt hóa theo hướng tuyến hay gai và các dấu ấn TTF1, NSE, Synaptophysin, Chromogranin để xác định UTBM tế bào nhỏ của phổi là rất hữu ích trong chẩn đoán, phân loại và điều trị ung thư phổi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH