Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Bắc Nguyễn, Văn Kỳ Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618 Other branches of medicine Gynecology and obstetrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 93-97

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445261

Mô tả đặc điểm của trầm cảm sau sinh theo thang điểm EPDS của sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.Phương pháp:Đây là nghiên cứu mô tả trên 550 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020-2021.Kết quả:Tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ 7,6%. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh được chia thành 3 nhóm lớn là khí sắc trầm, giảm quan tâm thích thú và giảm năng lượng, tăng mệt mỏi. Trong đó, "Cảm thấy rất buồn chán/trầm uất, rầu rĩ" chiếm tỷ lệ lớn nhất với 83,3%. "Không còn ham thích gặp mặt hay hội họp với ai" chiếm tỷ lệ 40,5%. "Thầy luôn luôn mệt mỏi" chiếm tỷ lệ 76,2%. Các triệu chứng phổ biến chiếm tỷ lệ lớn như "Rối loạn giấc ngủ" chiếm 100,0%, "Rối loạn ăn uống" (97,6%), "Ý tưởng bị tội, không xứng đáng (80,9%)". Kết luận: Trầm cảm sau sinh vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong quẩn thể. Phần lớn cảm thấy buồn chán/trầm uất, rầu rĩ. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ rất cao như rối loạn giấc ngủ và rối loạn ăn uống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH