Nghiên cứu hiện tượng nước dâng do bão và sóng tại Việt Nam bằng mô hình kết hợp Delft3d-FLOW và WAVE sử dụng trường gió mô phỏng từ mô hình dự báo khí tượng (WRF)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Anh Đặng, Tuấn Anh Lê, Thị Yến Linh Mai, Danh Thảo Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kỹ thuật và Công nghệ (ĐHQG Tp.HCM), 2021

Mô tả vật lý: 645-662

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445274

Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình kết hợp Delft3D-FLOW và WAVE sử dụng trường gió mô phỏng từ mô hình Dự báo khí tượng (WRF) để nghiên cứu các hiện tượng thiên tai do bão gây ra tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: mô hình WRF được vận hành sử dụng nhiều lưới tính toán với các độ phân giải khác nhau đồng thời và có xét đến tương tác giữa các lưới này với nhau (lưới lồng) để mô phỏng lại trường gió trong các cơn bão. Mô hình Delft3D-FLOW được kết hợp với mô hình Delft3D-WAVE (SWAN) thông qua cơ chế tương tác động, có nghĩa là mô hình FLOW sẽ xét đến ứng suất tán xạ do sóng mà mô hình WAVE tính toán. Đồng thời mực nước tính toán từ mô hình FLOW bao gồm cả mực nước dâng sẽ được cập nhật và sử dụng bởi mô hình WAVE. Cả hai mô hình Delft3D-FLOW và Delft3D-WAVE đều sử dụng trường gió mô phỏng từ mô hình WRF. Mực nước dâng tổng cộng sẽ là tổng hợp của mực nước dâng do bão, mực nước dâng do sóng và thủy triều. Kết quả: Trường hợp cơn bão Kaemi, 2000 được sử dụng để kiểm định trường gió và chiều cao sóng mô phỏng. Quá trình hiệu chỉnh mô hình nước dâng do bão dựa trên dữ liệu mực nước thực đo trong cơn bão Xangsane (2006), trong khi trường hợp cơn bão Durian (2006) được dùng cho mục đích kiểm định mô hình. Quá trình so sánh cho thấy sự tương đồng cao giữa kết quả mô phỏng và kết quả thực đo, đặc biệt là các giá trị mực nước cực trị và chiều cao sóng cực đại, các giá trị này chủ yếu bị chi phối bởi trường gió bão. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng, dọc theo đường đi của bão Durian, mực nước dâng đạt giá trị 1.2 - 1.4 m, các chiều cao mực nước này có thể được xem là có thể gây tổn thương cho những vùng ven biển với cao độ mặt đất thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kết luận: Mô hình kết hợp được đề xuất có khả năng ứng dụng trong việc nghiên cứu các hiện tượng thiên tai do bão gây ra tại Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH