Tình hình sử dụng hàm lượng Paclobutrazol trong đất trồng xoài (Mangifera indica L.) tại Đồng Tháp và Tiền Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Trí Bùi, Thanh Vượng Lê, Thùy Dương PhạmThị, Nguyễn Diễm Hương Thái, Thanh Tùng Trần, VănThịnh Trần, Thị Trà My Trịnh, Thái Dân Võ, Thị Thúy Huệ Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 19 - 27

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445276

 Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tim hiểu hiện trạng sử dụng Paclobutrazol (PBZ) ở hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang và đánh giá mức độ tồn dư PBZ trong đất nhằm tim ra giải pháp sử dụng bền vững hon đối vói hợp chất này trên các khu vực trồng xoài tại hai địa phưong. Khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn đối với 60 nông hộ ở mỗi tỉnh
  sau đó lấy mẫu đất phân tích dư lượng PBZ trên 25% tổng số vườn đã sử dụng PBZ liên tục tối thiểu 5 năm. Mẫu đất phân tích được thu thập ở các độ sâu: 0-20 cm, 20 - 40 cm và 40 - 60 cm tại vị trí gốc và cách gốc 1/2 đường kính tán. Kết quả cho thấy, hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang có tuổi vườn xoài trên 20 năm và diện tích trung binh lần lượt là 5233,3 m2/hộ và 4805,1 m2/hộ. Cây xoài chủ yếu được nhân giống từ hạt và được trồng với mật độ từ 20,5 đến 24,6 cây/1000 m2. Các hộ được khảo sát tưới PBZ cho cây xoài vói tần suất 1 lần/năm ở liều lượng trung binh là 7,8 g a.i/m đường kính tán (Đồng Tháp) và 4,7 g a.i/m đường kinh tán (Tiền Giang) khi cây được 5,4 năm tuổi. Thời gian sử dụng PBZ cho cây xoài từ 15,8 năm (Đồng Tháp) đến 16,4 năm (Tiền Giang). Hàm lượng PBZ trung bình tại vị trí gốc ở độ sâu 0 - 20 cm đạt cao nhất với 22,357 mg/kg tại Đồng Tháp và 6,181 mg/kg tại Tiền Giang. Hàm lượng PBZ trong đất giảm dần theo độ sâu, tại vị trí gốc cao hơn cách gốc 1/2 đường kính tán.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH