Khảo sát động mạch lưng mũi ứng dụng trong dự phòng biến chứng thuyên tắc mạch do tiêm chất làm đầy

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thế Hưng Bùi, Quốc Hùng Lư, Thị Kiều Thơ Nguyễn, Kim Long Giang Phạm, Đỗ Hùng Trần, Quốc Cường Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 220-222

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445533

Nâng mũi bằng chất làm đầy là một phương pháp tiêm phổ biến, có liên quan đến các biến chứng ở mắt. Kỹ thuật được khuyến cáo là đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm. Xem xét các trường hợp biến chứng thị giác được báo cáo, kỹ thuật phòng ngừa này có thể cần được điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn trong việc ngăn ngừa mù lòa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm động mạch lưng mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, bằng phương pháp phẫu tích 15 thi hài tại bộ môn Giải Phẫu Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả: trong số 15 khuôn mặt, 8 khuôn mặt có động mạch lưng mũi phân bố theo kiểu hai bên (chiếm 53%), 6 khuôn mặt có kiểu phân bố đám rối mũi với các động mạch nhỏ (chiếm 40%) và 1 khuôn mặt có kiểu phân bố động mạch lưng mũi trung tâm (chiếm 7%). Động mạch lưng mũi có nguồn gốc từ một trong bốn nguồn động mạch, ảnh hưởng đến vị trí và hướng đi của động mạch. Các nguồn này bao gồm:động mạch góc mắt ở 5 mặt (56%), động mạch góc mắt tận cùng ở 1 mặt (11%), động mạch mũi bên ở 2 mặt (22%) và động mạch góc ở 1 mặt (11%). Kết luận: Động mạch lưng mũi trung tâm chạy gần đường giữa được tìm thấy trong 7% tổng số trường hợp có thể làm cho phương pháp đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các biến chứng ở mắt. Do đó, chúng tôi đề xuất điều chỉnh phương pháp dự phòng này thành đè ép hai bên lưng mũi kèm véo da vùng mũi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH