Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá sự gắn kết giữa các thị trường ngoại hối các nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) bằng cách sử dụng mô hình chỉ số lan tỏa được phát triển bởi Diebold và Yilmaz (2014). Kết quả thấy các thị trường tỷ giá hối đoái có mối tương quan theo thời gian khá thấp và có xu hướng biến động lan tỏa về giá tăng lên trong cuộc khủng hoảng gần đây bao gồm Covid-19 và chiến tranh Nga Ukraine. Điều này ngụ ý là các cuộc khủng hoảng đã gây ra các hiệu ứng lây lan về giá ở các thị trường chứng khoán. Thị trường ngoại hối ở Indonesia và Thái Lan có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường Việt Nam, Singapore, và Malaysia, điều này ngụ ý rằng IDR và THB không được coi là nơi trú ẩn an toàn để phòng ngừa rủi ro do tính phụ thuộc của nó. Sự gắn kết này tiết lộ các thị trường lan tỏa và nhận cú sốc về giá được nghiên cứu, điều đó có nghĩa là tồn tại rủi ro lây lan trên các thị trường tiền tệ, có ý nghĩa thực tế cho việc quản lý rủi ro. Những phát hiện này có một số ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách thị trường đối phó với thị trường tiền tệ, chẳng hạn như dự đoán rủi ro thị trường danh mục đầu tư và xác định sự tồn tại của lợi ích đa dạng hóa của các thị trường ngoại hối.