Trong thời đại công nghệ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, thanh toán bằng mã QR là một trong những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển nhất trong những năm gần đây. Đặc biệt, giá trị của hình thức thanh toán này càng thể hiện rõ trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phân tích các nhân tốtác động tới ý định lựa chọn phương thức thanh toán QR PAY của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh COVID-19, thông qua các biến đã được điều chỉnh từ mô hình UTAUT2 là: (1) Kỳ vọng hiệu quả
(2) Kỳ vọng nỗ lực
(3) Nhận thức bảo mật
(4) Động lực thụ hưởng
(5) Thói quen và (6) Đổi mới cá nhân. Dữliệu nghiên cứu được thu thập với 308 phiếu khảo sát hợp lệ đến từ những người trên 18 tuổi, đã sử dụng hình thức thanh toán bằng mã QR trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến ban đầuđã gộp lại, tạo thành ba biến mới là: (1) F1 (Hiệu quảvà thói quen)
(2) F2 (Nỗ lực và bảo mật) và (3) F3 (Đổi mới cá nhân). Biến F1 và F2 không ảnh hưởng tới ý định lựa chọn của khách hàng, tuy nhiên biến F3 ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn phươngthức thanh toán QR PAY của người dân.