Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật lisa ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Loan Lê, Thị Kiều Nhi Nguyễn, Trung Hậu Nguyễn, Đức Long Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 29-35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445571

Bệnh màng trong phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng, xảy ra do thiếu hụt surfactant vì phổi chưa trưởng thành. Bơm surfactant ít xâm lấn (LISA) điều trị bệnh màng trong đã được chứng minh về hiệu quả, an toàn, tính khả thi và được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng.2) Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISA. 3) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISANghiên cứu mô tả cắt ngang 169 trẻ sơ sinh non tháng bệnh màng trong tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2019 đến 12/2020. Giới tính nam chiếm 59,2%, tuổi thai trung bình 31,3 ± 2,7 tuần, cân nặng trung bình 1576 ± 463g. Có 29,6% trẻ suy hô hấp mức độ nặng, có 15,4% trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm, bệnh màng trong độ II, III chiếm 78,7%. Bơm surfactant giúp giảm nhu cầu FiO2 rõ rệt sau 6 giờ (53,1% xuống 32,8%), tăng SpO2 (88,6% lên 94,1%). Sau bơm 6 giờ, bệnh màng trong độ III giảm từ 86,7% xuống 31,1%, không còn bệnh màng trong độ IV. Trẻ sống chiếm 62,2%, tử vong 37,8%. Yếu tố liên quan đến thất bại điều trị: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, suy hô hấp nặng (OR=5,63, p=0,029), nhiễm trùng sơ sinh sớm (OR=5,33, p=0,034). Điều trị bệnh màng trong bằng surfactant cho trẻ sơ sinh non tháng đạt hiệu quả đáng kể và cần tiếp tục thực hiện.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH