Mô tả đặc điểm xét nghiệm ROTEM, mối tương quan với xét nghiệm đông máu thường quy và xác định giá trị ngưỡng ROTEM trong dự báo rối loạn đông máu phải điều trị và truyền máu khối lượng lớn ở bệnh nhân đa chấn thương. Đối tượng và Phương pháp: Tiến cứu, phân tích mô tả cắt ngang dữ liệu đông máu ở 126 bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương. Kết quả: Có mối tương quan tuyến tính thuận rất chặt chẽ giữa A5 và A10 FIBTEM với fibrinogen (r=0,86 và 0,85). Ngưỡng để dự báo giảm đông ngoại sinh (INR >
1,5) của CFT EXTEM là 170 mm và của A5 EXTEM là 30 mm. Ngưỡng để dự báo số lượng tiểu cầu <
50 G/L của A5 EXTEM là 33 mm và A5 INTEM là 32 mm. Ngưỡng dự báo fibrinogen <
1,5 g/L của A5 EXTEM là 33 mm
A5 FIBTEM là 6 mm có độ tin cậy cao với AUC >
0,9 và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao. Thông số CFT của xét nghiệm INTEM và EXTEM có giátrị nhất dự báo truyền máu khối lượng lớn với diện tích dưới đường cong là 0,80 và 0,806. Kết luận: Giá trị CFT, A5 và A10 của EXTEM tương quan chặt chẽ với đông máu thường quy, dự đoán tin cậy rối loạn đông máu phải điều trị và nhu cầu truyền máu khối lượng lớn ở bệnh nhân đa chấn thương.