Liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo AVL trên điện tâm đồ với tổn thương động mạch liên thất trước ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hoa Đức, Thị Bạch Yến Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 144-148

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445586

 Tìm hiểu mối liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL trên điện tâm đồ với tổn thương đoạn giữa động mạch liên thất trướ cở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 401người bệnhHội chứng vành cấplần đầu (bao gồm214 bệnh nhân NMCT có ST chênh lên và 187 bệnh nhân NMCT không có ST chênh lên), được chụp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Kết cục chính là tổn thương hẹp MLAD ≥ 70% và MLAD là ĐMV thủ phạm. Kết quả nghiên cứu: Ở nhóm NMCT cấp có ST chênh lên dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL là biến duy nhất dự đoán có ý nghĩa tổn thương MLAD (OR = 2,17, CI 95% = 1,17-3,97, p<
 0,05). Dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL có giá trị dự báo tổn thương/ thủ phạm là đoạn giữa động mạch liên thất trước với độ nhậy, giá trị dự báo dương tính lần lượt là 64,5% , 71,1% và 78,7%, 50,4%
  tuy nhiên độ đặc hiệu thấp 54,2% và 49,2%. Dấu hiệu T âm đơn độc ở chuyển đạo aVL có giá trị dự báo tổn thương MLAD với độ đặc hiệu cao là 96,6%. Ở phân nhóm NMCT thành trước dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL có giá trị dự báo tổn thương/ thủ phạm là đoạn giữa động mạch liên thất trước với độ nhậy, giá trị dự báo dương tính lần lượt là70,2%
  71,1% và 78,5%
  68,8%. Ở phân nhóm NMCT thành sau không rõ mối liên quan giữa dấu hiệu T âm ở chuyển đạo aVL với tổn thương MLAD.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH