Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục kiến thức, thái độ, thực hành cho cán bộ y tế trong phòng chống nhiễm nấm mốc cho dược liệu tại một số bệnh viện thuộc tỉnh Nghệ An, năm 2016.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:Đề tài thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp. Cỡ mẫu là 60 cán bộ y tế tại ở 10 bệnh viện trực tiếp làm công tác về y học cổ truyền.Kết quả:Có từ 80,0% đến 100,0% hiểu đúng nguyên nhân dược liệu bị mốc là do: Nhiệt độ cao, độ ẩm cao, độ thông gió kém, thiếu ánh sáng, không được định kỳ kiểm tra, phơi, sao, sấy và thiếu dụng cụ, phương tiện bảo quản. Có 95% hiểu đúng người sử dụng thuốc đông dược mốc sẽ bị bệnh, 85% hiểu được bệnh do nấm mốc là qua con đường ăn, uống, chỉ có 25% kể tên được một số nấm mốc trong dược liệu, 0% hiểu đúng phải kiểm tra dược liệu hằng ngày. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông làm thay đổi kiến thức của cán bộ y tế rất cao, cụ thể: Kể được tên tối thiểu 1 loài nấm mốc tăng từ 25,0% lên 100%, hiệu quả là 300,0%
Hiểu đúng nhiệt độ tối đa cho phép trong kho thuốc là <
30°C, tăng từ 66,67% lên 100,0%, hiệu quả 50,0%
Hiểu đúng độ ẩm tương đối cho phép trong kho <
70% từ 50,0% tăng lên 100,0%, hiệu quả đạt 100,0%
Hiểu đúng tốc độ gió <
0,5m/s từ 10,0% tăng lên 100,0%, hiệu quả đạt 900,0%. Hiệu quả can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở các vị thuốc là tương đối cao từ 50,00% đến 72,73%.Kết luận:Kiến thức, thực hành phòng chống nấm mốc cho dược liệu của cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền còn nhiều hạn chế.