Đánh giá một số đặc điểm dịch tễ, kết quả điều trị của bệnh nhân bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác trong 2 năm phòng chống dịch bệnh Covid-19 (2020 - 2021). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 10.050 bệnh nhân bỏng điều trị trong 4 năm (2018 - 2021) tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm trước (2018 - 2019) và trong thời gian dịch bệnh Covid-19 (2020 - 2021) để so sánh. Kết quả: Bệnh nhân thu dung giảm (64,6% so giai đoạn trước dịch)
lứa tuổi <
16 giảm, chiếm 37,7%
đối tượng có bảo hiểm y tế (BHYT) tăng, chiếm 87,1%
tỷ lệ nhập viện trong 24 giờ sau bỏng giảm mạnh (54,1% so với 87,4%, p <
0,001)
không tăng nhiều vào tháng 6, 7, 8
bệnh nhân bỏng điện tăng cả về số và tỷ lệ (657 chiếm 16,7% so với 645 chiếm 10,6%, p <
0,05)
diện tích bỏng là 9% diện tích cơ thể (DTCT) (3 - 18%) so với 7% DTCTC (3 - 15%) , p <
0,001), bỏng sâu là 3 (1 - 8) so với 2 (1 - 7) % DTCT, p <
0,01. Trong giai đoạn dịch Covid-19, ngày điều trị trung bình là 16 (10 - 29) ngày. Tỷ lệ tử vong là 3,3% (so với giai đoạn trước là 3,4%, p >
0,05). Ngày nằm viện của bệnh nhân tử vong là 11 (2 - 24) ngày so với 7 (2 - 14) ngày ở giai đoạn trước, p <
0,01. LA50 là 74% DTCT (so với 63% DTCT ở giai đoạn trước), bỏng sâu là 44% DTCT (so với 35%DTCT). Bỏng hô hấp có tỷ lệ tử vong là 39,6% (so với giai đoạn trước là 57,5%, p = 0,002). Kết luận: Trong khoảng thời gian dịch Covid-19 xẩy ra, bệnh nhân nhập viện điều trị giảm, tỷ lệ bỏng nặng cao hơn. Mặc dù tỷ lệ tử vong không đổi, các chỉ số chỉ ra chất lượng điều trị tốt hơn có thể do có nhiều điều kiện thuận lợi cho điều trị như mật độ bệnh nhân giảm, tập trung được nguồn lực.