Nghiên cứu ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) bằng công nghệ biofloc ở các giai đoạn khác nhau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tài Tảo Châu, Chí Khôn Đỗ, Thị Trúc Linh Nguyễn, Văn Đầy Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 117-123

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445639

 Nghiên cứu nhằm tìm ra giai đoạn bổ sung rỉ đường thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức (i) Bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Zoea 3, (ii) Bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Mysis 1, (iii) Bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Mysis 2, (iv) Bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Mysis 3 và (v) không bổ sung rỉ đường (đối chứng), rỉ đường được bổ sung mỗi ngày với tỷ lệ C/N=15, bể ương có thể tích 500 lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 200 con/lít, thức ăn cho tôm ăn gồm tảo tươi (Chaetoceros sp) và thức ăn nhân tạo (FRiPPAK FRESH # 1CAR, FRiPPAK FRESH # 2 CD, LANSY Shrimp ZM, FRiPPAK PL+150 ULTRA, LANSY Shrimp PL). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và các chỉ tiêu biofloc đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng phát triển. Tăng trưởng về chiều dài Postlarvae 15 (11,02 ± 0,08 mm), tỷ lệ sống (64,4 ± 1,22%) và năng suất (143 ± 3 con/L) lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Mysis 2, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
  0,05) so với nghiệm thức bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Zoea 3 và nghiệm thức đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy, bổ sung rỉ đường tốt nhất khi ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn Mysis 2.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH