Nghiên cứu tình trạng mòn răng và các yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt, trường Đại học Y dược Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Lâm Lê, Thanh Thủy Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 55-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445674

Nghiên cứu tình trạng mòn răng và tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến mòn răng trên sinh viên Răng Hàm Mặt trong độ tuổi từ 18 đến 25. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả. Mức độ mòn răng được một người đánh giá trực tiếp trên lâm sàng theo Chỉ số mòn răng ToothWear Index (TWI) của Smith và Knight (1984), các yếu tố khớp cắn do hai điều tra viên khác đánh giá. Kết quả: Tỷ lệ mòn răng trong nghiên cứu: 98,1%.Tỷ lệ răng bị mòn cổ là 68,6%, mòn mặt nhai/cạnh cắn là 98,1%, mòn mặt ngoài là 23,3%, mòn mặt trong là 32,9%. Mức độ mòn răng trung bình là 0,29 ± 0,09. Tuổi, trụt nướu và độ nhô múi cao là các yếu tố có mối liên quan đối với tổn thương mòn vùng cổ răng. Nghiến răng, cắn sâu, độ nhô múi thấp và trung bình có mối liên quan mòn mặt nhai. Cắn hở là yếu tố bảo vệ, làm chậm tiến trình mòn cạnh cắn. Yếu tố tuổi tăng có ý nghĩa với tăng mức độ mòn ở mặt ngoài. Kết luận: Các yếu tố liên quan đến mòn răng theo tỉ lệ thuận như tuổi, trụt nướu, tình trạng khớp cắn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH