Ảnh hưởng của axit hóa đại dương lên sinh trưởng và tốc độ tiêu hao oxy của cá khoang cổ cam Amphiprion ocellaris

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Hoàng Đỗ, Thị Hải Thanh Nguyễn, Phương Linh Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 592 Invertebrates

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 175-182

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445690

Nồng độ CO2 gia tăng ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý thiết yếu của nhiều sinh vật dưới nước, tác động tới đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái. Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh tốc độ tăng trưởng, cấu trúc đàn và tốc độ trao đổi chất nhằm thích nghi với nồng độ CO2 cao của cá rạn san hô ở giai đoạn đầu đời vẫn còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, cá hề cam Amphiprion ocellaris trong giai đoạn định cư được xếp hạng, đánh dấu và tiếp xúc với các mức axit hóa đại dương: mức đối chứng (PCO2403μatm, pH 8,0), axit hóa vừa phải (PCO2806μatm, pH 7,7) và axit hóa cao (PCO2 1445μatm, pH 7,4). Sự tăng trưởng của cá (khối lượng và chiều dài toàn thân), xếp hạng cá và mức tiêu hao oxy được đo ở thời điểm giữa và cuối của thí nghiệm. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, cá con A. ocellaris có khả năng chịu được sự gia tăng ở mức vừa phải của nồng độ CO2, nhưng sự axit hóa hơn nữa của đại dương, có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng và bước đầu cảm ứng sự thay đổi thứ tự xếp hạng của cá trong quần thể. Chi phí năng lượng để duy trì cân bằng nội môi của cá rạn san hô ở giai đoạn phát triển sớm trong điều kiện axit hóa đại dương có thể không làm tăng tốc độ trao đổi chất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH