Đa dạng sinh học và sự phân bố của họ Nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tốn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Huyền Lê, Thành Long Nguyễn, Đình Thụ Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 129 - 134

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445694

Trình bày kết quả đánh giá đa dạng sinh học và sự phân bô' của các loài thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. Phưong pháp sử dụng chủ yếu là thu mầu, xử lý bảo quản, phân loại mẫu, đánh giá đa dạng và vẽ sơ đồ phân bố. Khu vực lấy mẫu là đai núi trung bình đến đai núi cao, đường núi dốc và hiểm trở và đặc biệt đây là khu rừng nguyên sinh tre, nứa xen kẽ trảng cỏ, chính vì vậy các loài được phân bố tương đối dàn trải. Nghiên cứu thu thập được 140 mẫu nấm, trong đó có 50 mẫu nấm thuộc họ Nấm lỗ với 12 chi và 18 loài khác nhau (trong đó có 2 loài chưa được phân loại, 16 loài đã được định danh). Loài có độ phong phú cao nhất là Lentinus sajor - caju và Trametes elegans, chiếm 12%, tiếp theo là các loài Cerrena unicolor, Cerioporus varius, Trametes versicolor, chiếm 8%.). Trong tổng số 12 chi được thu thập tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, chi có độ phong phú về loài nhất là chi Trametes, chiếm 22,20%, sau đó là chi Cerioporus, chiếm 16,67%, chi Favolus, chiếm 11,10%, còn lại các chi khác mỗi chi chiếm 5,56%. Nghiên cứu này lần đầu tiên ghi nhận mói 16 loài nấm cho khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH