Tác động của điều trị phục hình răng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Thủy Trần, Thu Trang Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 253-257

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 445704

 Đánh giá tác động của tình trạng mất răng lên chất lượng cuộc sống. Đánh giá hiệu quả của điều trị phục hình răng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 1 tháng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả theo dõi trước sau, thực hiện trên đối tượng mất răng có chỉ định điều trị phục hình cố định hoặc phục hình tháo lắp bán phần tại khoa Phục hình bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 2/2021. Bộ câu hỏi OHIP-14 được dùng để khảo sát chất lượng cuộc sống liên quan đến tình trạng sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân trước điều trị và 1 tháng sau điều trị phục hình răng qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 79 đối tượng (52 nữ, 27 nam) có độ tuổi trung bình là 47,5 ± 11,9 (24 - 74 tuổi). Có 56 người (70,9%) đã từng mang hàm giả, thời gian mấtrăng trung bình là 106,4 tháng, thời gian mang hàm giả trung bình là 88,5 tháng. Điểm trung bình OHIP-14 trước điều trị là 18,1±10,8 và sau phục hình 1 tháng là 9,6±7,4. Chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể sau 1 tháng điều trị phục hình (p<
 0,001). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị phục hình cố định hoặc/và phục hình tháo lắp bán phần 1 tháng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH