Đánh giá hiệu quả bảo vệ của chủngAeromonasspp. đột biến genaroA(M14 và M25) ở dạng bất hoạt trong phòng bệnh xuất huyết ở cá tra. Hai chủng vi khuẩn M14 và M25 có tiềm năng phát triển thành vắc-xin sống nhược độc đã được nghiên cứu thành công, nhưng khó khăn trong quá trình ứng dụng thực tế, bởi vấn đề an toàn sinh học trong ao nuôi. Vì vậy, 2 chủng M14 và M25 được bất hoạt bằng formalin. Hiệu quả bảo vệ của từng chủng bất hoạt trên cá tra giống bằng phương pháp ngâm ở nồng độ 107CFU/mL là 73% - 100%, trong khi đó việc phối trộn đồng thời hai chủng M14 và M25 bất hoạt trong thức ăn ở nồng độ 108CFU/g mang lại hiệu quả bảo vệ cá tra giống là 72%. Nghiên cứu này ghi nhận hiệu quả bảo vệ của chủng nhược độc bất hoạt tương đương với hiệu quả của chủng vi khuẩn sống nhược độc và cao hơn hiệu quả của chủng hoang dại bất hoạt khi được dùng làm vắc-xin phòng bệnh cho cá tra